Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

♫ |Зιgβαης jS νΐρ ♪ 4ευεг £μυ ♫ ♂ ♥ ♀
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Top posters
Zer0_ng0k
Vitamin - Những điều cần biết ... Vote_lcapVitamin - Những điều cần biết ... Voting_barVitamin - Những điều cần biết ... Vote_rcap 
trung.ad
Vitamin - Những điều cần biết ... Vote_lcapVitamin - Những điều cần biết ... Voting_barVitamin - Những điều cần biết ... Vote_rcap 
Mít Tờ Kem
Vitamin - Những điều cần biết ... Vote_lcapVitamin - Những điều cần biết ... Voting_barVitamin - Những điều cần biết ... Vote_rcap 
Most Viewed Topics
Tomboy Hua Hua...
Giáo trình dạy tự tử.....
Truyền thuyết cầu vồng sau mưa.....
HAPPY BIRTHDAY ADMIN =)
Entry tặng cho chính mình....và những ai đã từng yêu đơn phương....
Bé bị ho và sổ mũi kéo dài....
HAPPY BIRTHDAY MOD ( a Zai xinh đẹp ) :d
...:::xinh mà giản dị:::...
Chương I: Con nhỏ khó ưa
Chương cuối: “Vợ ơi… Anh biết lỗi rồi!”
Affiliates
free forum

Latest topics
» Gotta be somebody - Shayne Ward
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeWed Jul 08, 2015 11:04 am by Zer0_ng0k

» Lời khuyên trong cuộc sống :3
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeTue Feb 12, 2013 5:58 am by Zer0_ng0k

» 'Quy tắc vàng' để thành người phụ nữ khôn ngoan (1)
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 11:16 pm by Zer0_ng0k

» 'Quy tắc vàng' để trở thành người phụ nữ khôn ngoan (2)
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 11:10 pm by Zer0_ng0k

» 'Quy tắc vàng' để trở thành người phụ nữ khôn ngoan (3)
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 11:08 pm by Zer0_ng0k

» Những điều cần biết trong cuộc sống
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeSun Dec 23, 2012 6:34 am by Zer0_ng0k

» DAY BY DAY - T-ARA
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeWed Sep 05, 2012 12:02 am by Zer0_ng0k

» If I Die Young - The Band Perry
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeTue Sep 04, 2012 11:58 pm by Zer0_ng0k

» Stupid Mistake - Gareth Gates
Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeTue Sep 04, 2012 11:53 pm by Zer0_ng0k


 

 Vitamin - Những điều cần biết ...

Go down 
Tác giảThông điệp
Zer0_ng0k
Admin
Admin
Zer0_ng0k


Tổng số bài gửi : 198
Points : 11350
Reputation : 0
Join date : 02/01/2011
Age : 30

Vitamin - Những điều cần biết ... Empty
Bài gửiTiêu đề: Vitamin - Những điều cần biết ...   Vitamin - Những điều cần biết ... Icon_minitimeTue Jul 26, 2011 11:00 pm

Vitamin là gì?

Người ta có thói quen nghĩ rằng vitamin là loại thuốc bổ giúp khoẻ mạnh hoặc chống mệt mỏi. Do đó có phải vitamin đóng vai trò kích thích các cơ quan không? Không hẳn thế. Thực sự thì đặc điểm hàng đầu của vitamin là cần thiết cho cuộc sống, do chúng tham gia vào các phản ứng sinh học.

Vitamin không được sản xuất bởi cơ thể con người, nó phải lệ thuộc vào nguồn bên ngoài đưa vào (trừ một số vitamin như vitamin D, PP). Các vitamin có nguồn gốc từ động vật cũng như động vật. Cơ thể chúng ta cũng chỉ cần chúng một lượng nhỏ và rất có hiệu lực. Vitamin rất dễ bị phá huỷ, chẳng hạn Vitamin B1, vitamin C dễ bị huỷ lúc nấu nướng.

Từ vitamin xuất phát từ đâu?

Năm 1910, một nhà sinh hoá người Mỹ, Casimir Funk đã sáng tạo ra từ "vitamin" vì nó là một chất thuộc nhóm amin và cần thiết cho sự sống (vital). Vital+amin =vitamin.

Về sau có một số chất không thuộc nhóm amin nhưng cũng cần thiết cho sự sống.

Vitamin đầu tiên được phát hiện vào năm 1910, và vitamin cuối cùng được phát hiện cách đây 50 năm. Tuy nhiên người ta cũng chưa hiểu hết về chúng.

Có mấy loại vitamin ?

Hiện có các loại vitamin sau : vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin H, vitamin K. Trong nhóm vitamin B chia ra nhiều loại như :B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12.

Theo chuyên môn người ta chia vitamin ra làm 2 nhóm: loại tan trong mỡ gồm vitamin A, D, E, K. Loại tan trong nước gồm vitamin nhóm B, vitamin C.

Mỗi loại có chức năng khác nhau, chúng tôi sẽ trình bày lần lượt từng loại theo cách sau:

-Nguồn gốc ?
-Ðặc điểm?
-Vai trò vitamin ( chẳng hạn vitamin A ) ?
-Nhu cầu hàng ngày trong trường hợp bình thường & khi có bệnh ?
-Nguồn cung cấp vitamin ( ăn thức ăn nào?)
-Khi thiếu vitamin sẽ mắc bệnh gì?
-Cách dùng vitamin như thế nào là hợp lý?
-Nếu lỡ dùng nhiều vitamin có sao không?

Có 6 bệnh thường gặp do thiếu vitamin gây ra

-Bệnh
-Thiếu vitamin
-Rối loạn chính


BÉRIBÉRI
Vitamin B1
Gây liệt, suy tim

SCORBUT
Vitamin C
Gây chảy máu

PELLAGRE
Vtamin PP
Gây rối loạn ở da và tâm thần

Thiếu máu
Vitamin B12
Xanh xao,yếu đầu chi, viêm lưỡi

Bệnh khô mắt
Vitamin A

Vitamin D
Bệnh còi xương
Biến dạng xương



Ðặc điểm chung của các vitamin là gì?

Mặc dù có cấu trúc hoá học, vai trò và tác dụng khác nhau, nhưng tất cả các vitamin đều có chung các đặc tính :

Không cung cấp năng lượng: tức calo = 0

Hoạt động với số lượng rất nhỏ : tuỳ theo từng loại vitamin mà lượng cần hàng ngày thay đổi từ vài microgam (vitamin B12) đến vài chục miligram (vitamin C).

Ða phần cơ thể không tổng hợp được: phải nhập từ thức ăn bên ngoài đem vào.

Không thể thay thế lẫn nhau: tức là khi thiếu vitamin này không thể đem vitamin khác thế được.

Cần thiết cho hoạt động và phát triển của cơ thể.

Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác, nhờ đó thức ăn được đồng hoá và biến đổi của tổ chức (tế bào). Vitamin tạo thuận lợi cho việc sản xuất và sử dụng năng lượng. Ngoài ra vitamin còn bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công, nhờ đặc tính chống lại quá trình oxi hoá và tham gia vào việc chống nhiễm trùng, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị hư.

Thiếu vitamin sẽ gây ra những rối loạn cho cơ thể.

Những đối tượng sau đây dễ bị thiếu vitamin:

-Trẻ sinh non.
-Trẻ em.
-Người chơi thể thao.
-Phụ nữ có thai, nhất là khi bị nghén.
-Phụ nữ sau khi sanh.
-Phụ nữ cho con bú.
-Người ăn kiêng.
-Người già.
-Người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hoá như : tiêu chảy, đau bao tử.
-Người đang thời kỳ dưỡng bệnh.
-Nghiện thuốc lá, nghiện rượu.
-Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, căng thẳng.
-Làm sao biết bị thiếu vitamin?


Thiếu vitamin được phát hiện nhờ vào các triệu chứng và dấu hiệu sinh học (đo lượng vitamin trong máu).

Các triệu chứng có thể có của thiếu vitamin :

-Dị ứng với ánh nắng mặt trời
-Thay đổi ở da: khô da, mất độ sáng của da, mất tính mềm mại.
-Những thay đổi của lưỡi.
-Những thay đổi của móng tay, chân như móng mất bóng, có sọc, dễ gãy.
-Thay đổi khẩu vị như ăn không ngon hoặc tăng sự ngon miệng.
-Giảm độ nhạy cảm của cơ thể.
-Giảm ham muốn tình dục.
-Giảm vui vẻ, dễ bị kích thích, nóng nãy.
-Giảm thể lực, giảm khả năng gắng sức.
-Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ.
-Dễ bị bầm máu
-Ðọc sách, nhìn mau mỏi mắt
-Tê cóng, chuột rút
-Vô sinh.
-Rối loạn kinh nguyệt.
-Rối loạn nhịp tim.
-Chậm mọc lông, dễ rụng tóc.
-Chậm liền sẹo.
-Dễ bị stress.
-Dễ bị nhiễm trùng.

Một số vitamin không phải là... vitamin

Bạn từng thắc mắc tại sao có vitamin như B1, B6, B12... nhưng lại chưa hề nghe nói đến vitamin B4, B10, B11...? Đó là vì hiện nay, những chất này không còn được gọi là vitamin nữa. Tuy rất cần cho sức khỏe nhưng chúng không có tác dụng giống như định nghĩa về vitamin.

Năm 1910, nhà bác học người Mỹ gốc Ba Lan Casimir Funk đã có một khám phá mang tính lịch sử: phân lập được một chất bí ẩn từ gạo ăn, nếu thiếu nó, cơ thể sẽ mắc một căn bệnh đáng sợ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng: Đó là bệnh Béribéri - phù thũng. Ông đặt tên cho chất bí ẩn này là vitamin, một chất hóa học thuộc nhóm amin, rất cần cho sự sống. Để ghi nhớ sự kiện này, người ta đặt tên chất này là vitamin B1. Từ đó, tất cả các chất tương tự đều mang họ B như B2, B3...

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Đó là những xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nhu cầu hằng ngày của cơ thể về vitamin rất ít, nhưng nếu thiếu sẽ gây những rối loạn trầm trọng và nhiều căn bệnh nguy hiểm, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.[/size]

Số vitamin không còn được coi là vitamin nữa :

Vitamin B4: Thực ra, đây là chất adenine, một thành phần tạo nên nhân của tế bào. Người ta gọi nó là “vitamin của bạch cầu” do tác dụng kích thích quá trình tạo bạch cầu. Việc thiếu vitamin B4 sẽ gây hội chứng viêm đa dây thần kinh.

Vitamin B10: Đây là chất PABA, có cấu trúc hóa học rất giống với sulfamid - một acid amin tự nhiên trong não. Nó có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh những tác hại của ánh sáng mặt trời và các gốc tự do. Người ta tìm thấy vitamin B10 trong cùng một nguồn của tất cả các vitamin nhóm B như men bia, ngũ cốc toàn phần, mầm lúa mì, rau...

Vitamin B11: Thực ra, đây là một loại men tiêu hóa, cơ chế hoạt động không hề giống vitamin. Nó được gọi là “vitamin của sự ngon miệng” vì có tác dụng kích thích sự bài tiết của dạ dày và tụy tạng, giúp tiêu hóa tốt. Thiếu vitamin B11 sẽ dẫn đến chán ăn, kém tiêu hóa và teo cơ. Người ta tìm thấy vitamin B11 trong thịt và men bia.

Vitamin B13: Ở Pháp, vitamin B13 được xếp vào bảng thuốc độc. Nó thực chất là acid orotic - một yếu tố tăng trưởng, có nhiều trong sữa. Khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành chất đạm cơ bản để cấu tạo nên gene. Vitamin B13 còn được sử dụng để tổng hợp các loại muối khoáng khác nhau.

Vitamin B15: Đây chính là acid pangamic. Acid pangamic còn là tên dùng chung cho nhiều chất mang tính kích thích (doping) mà ngày nay người ta không cho phép sử dụng nữa. Vitamin B15 có khả năng làm tăng độ dẻo dai ở vận động viên, cải thiện một số bệnh lý về hô hấp, khớp, thần kinh...

Vitamin B17: Đây là leatrile, được tìm thấy trong nhân quả đào, mơ, sê-ri. Ở Mêhicô, người dân thường ăn nhiều quả mơ và ít bị ung thư đường tiêu hóa nên người ta cho rằng vitamin B17 có tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên, các thực nghiệm sau này không cho thấy tác dụng nào của chất này.

Vitamin F: Chính là hai acid béo không no acid linoléic và acid alpha linoléic; có trong dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt nho, dầu đậu nành, dầu hồ đào. Thực nghiệm trên chuột cho thấy khi thiếu vitamin F, chuột chậm phát triển, đỏ da, tổn thương thận, vô sinh; và những bệnh này được chữa khỏi bằng vitamin F.

Vitamin I: Đây chính là inositol, có tác dụng tạo chất phospholipid - là thành phần cơ bản của màng tế bào và tế bào thần kinh. Vitamin I có nhiều trong quả hạnh đào, đậu xanh. Trước kia, nó được kê đơn chữa các bệnh về gan, xơ vữa động mạch, viêm da. Ngày nay, người ta không tìm thấy bằng chứng xác thực về hiệu quả của vitamin I.

Vitamin J: Thực ra là chất cholin, được tổng hợp ngay trong cơ thể con người từ amine methionin. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa mỡ nên có tác dụng chống lại bệnh xơ vữa động mạch. Vitamin J còn được dùng để cải thiện chất lượng của trí nhớ vì nó tham gia vào quá trình thông tin thần kinh. Nó còn là tiền chất của acetylcholin - yếu tố dẫn truyền trung gian thần kinh quan trọng nhất của cơ thể. Cholin có trong nhiều thực phẩm chứa mỡ như lòng đỏ trứng, gan, đậu nành, mầm lúa mì...

Vitamin P: Người ta đặt tên vitamin P cho một nhóm sắc tố tan trong nước, thường đi kèm với vitamin C, có trong một số loại rau quả. Chất được biết đến nhiều nhất là rutin, có khả năng đồng hóa vitamin C, tham gia vào chức năng bảo vệ sự vững bền của thành mạch máu. Thực ra, vitamin P chính là flavonoid, giữ vai trò quan trọng trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Flavonoid có nhiều trong trà xanh, rượu vang đỏ, một số loại rau quả, có nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhất là tác dụng chống lão hóa, giải độc...
Về Đầu Trang Go down
https://fcbigbang.forumvi.net
 
Vitamin - Những điều cần biết ...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những điều cần biết về cao huyết áp ...
» Những điều cần biết trong cuộc sống
» Những điều thú vị nhất mà không phải ai cũng biết ......
» Mẹ uống vitamin E, con dễ bị khuyết tật
» ??? Ý NGHĩA CủA CáC LOạI VITAMIN ???

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: SỐNG KHOẺ :: Những điều cần biết...-
Chuyển đến