Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

♫ |Зιgβαης jS νΐρ ♪ 4ευεг £μυ ♫ ♂ ♥ ♀
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Top posters
Zer0_ng0k
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Vote_lcap<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Voting_bar<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Vote_rcap 
trung.ad
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Vote_lcap<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Voting_bar<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Vote_rcap 
Mít Tờ Kem
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Vote_lcap<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Voting_bar<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Vote_rcap 
Most Viewed Topics
Tomboy Hua Hua...
Giáo trình dạy tự tử.....
Truyền thuyết cầu vồng sau mưa.....
HAPPY BIRTHDAY ADMIN =)
Entry tặng cho chính mình....và những ai đã từng yêu đơn phương....
Bé bị ho và sổ mũi kéo dài....
HAPPY BIRTHDAY MOD ( a Zai xinh đẹp ) :d
...:::xinh mà giản dị:::...
Chương I: Con nhỏ khó ưa
Chương cuối: “Vợ ơi… Anh biết lỗi rồi!”
Affiliates
free forum

Latest topics
» Gotta be somebody - Shayne Ward
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeWed Jul 08, 2015 11:04 am by Zer0_ng0k

» Lời khuyên trong cuộc sống :3
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeTue Feb 12, 2013 5:58 am by Zer0_ng0k

» 'Quy tắc vàng' để thành người phụ nữ khôn ngoan (1)
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 11:16 pm by Zer0_ng0k

» 'Quy tắc vàng' để trở thành người phụ nữ khôn ngoan (2)
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 11:10 pm by Zer0_ng0k

» 'Quy tắc vàng' để trở thành người phụ nữ khôn ngoan (3)
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeSun Feb 03, 2013 11:08 pm by Zer0_ng0k

» Những điều cần biết trong cuộc sống
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeSun Dec 23, 2012 6:34 am by Zer0_ng0k

» DAY BY DAY - T-ARA
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeWed Sep 05, 2012 12:02 am by Zer0_ng0k

» If I Die Young - The Band Perry
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeTue Sep 04, 2012 11:58 pm by Zer0_ng0k

» Stupid Mistake - Gareth Gates
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeTue Sep 04, 2012 11:53 pm by Zer0_ng0k


 

 <<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>>

Go down 
Tác giảThông điệp
Zer0_ng0k
Admin
Admin
Zer0_ng0k


Tổng số bài gửi : 198
Points : 11350
Reputation : 0
Join date : 02/01/2011
Age : 30

<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Empty
Bài gửiTiêu đề: <<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>>   <<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>> Icon_minitimeSat Mar 05, 2011 9:34 pm

Tự vựng:

Bản chất tố (intrinsic factor): một chất do dạ dày tiết ra, cần thiết cho việc hấp thụ vitamin B12.

BCG (Bacille Calmette-Guerin): BCG là thuốc chủng ngừa bệnh Lao, dùng ở những nơi có nhiều người bị bệnh Lao phổi. Người mang thai không nên tiêm BCG vì ảnh hưởng của thuốc trên phôi thai chưa được xác định rõ.

Bọng đái (bàng quang, bladder): túi chứa nước tiểu do thận bài tiết, ở trong hốc chậu, còn gọi là bàng quang (theo tiếng Trung Hoa).

Bọng đái tê liệt (xáo trộn bàng quang do bệnh thần kinh, neurogenic bladder): Bọng đái bị tê liệt khi hệ thống dây thần kinh tác động trên bọng đái bị hư tổn. Trong những trường hợp này, hệ thần kinh không thể điều khiển cơ vòng chung quanh cổ bọng đái để giữ nước tiểu, đưa đến tình trạng không kiểm soát được nước tiểu, hoặc có những luồng thần kinh tự động khiến bọng đái co bóp, cũng đưa đến tình trạng không kềm chế được tiểu tiện. Trong những trường hợp khác, bọng đái bị mềm yếu và phình trướng lên, không thể co bóp mạnh để tống nước tiểu ra hết, khiến cho nước tiểu còn lại tiếp tục chảy rỉ rả liên tục.


Bệnh Bạch Hầu (diphteria): Bệnh Bạch Hầu do nhiễm vi trùng qua đường hô hấp từ người đã bị nhiễm hoặc qua thực phẩm (như sữa) hay đồ vật bị nhiễm trùng. Bệnh gây nên những mãnh trắng-xám ở họng , ở thanh quản và có khi ở da, gây nóng sốt, đau nhức, gây khàn giọng và khó thở. Bệnh cũng có thể gây tổn thương ở tim và dây thần kinh. Bệnh kéo dài trong nhiều tuần. Bệnh Bạch Hầu có thể gây tử vong trong 10%.

Bệnh Bướu Tủy xương Rải rác (multiple myeloma): một loại bướu độc ở tủy xương xuất phát từ các plasma bào, gây hư hoại xương, gẩy xương và đau nhức xương.

Bệnh Dại (rabies): Bệnh do siêu vi trùng gây nên, khiến cho não bộ bị viêm. Người bị nhiễm khi bị một con thú (chó, mèo, chồn, dơi, v.v.) đã bị bệnh cắn hay liếm ở chổ da bị trầy xước. Những triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ 10 ngày đến 6 tháng sau khi bị nhiễm siêu vi trùng. Một khi phát khởi, bệnh gây tử vong trong vài ngày. Sau khi bị thú cắn, người bệnh cần được tiêm thuốc ngừa trong vòng 48 tiếng đồng hồ để ngăn chận bệnh không phát khởi.

Bệnh Dời ăn (herpes zoster, zona, shingles): Bệnh do siêu vi trùng gây nên, cùng một loại siêu vi trùng gây bệnh Thủy Đậu (varicella, chickenpox). Vùng da ở ngực, lưng, chân, tay hay mí mắt nổi những vết đỏ và những mụt bọc nước. Các bọc nước sau đó vỡ và khô thành những mãnh mài. Bệnh thường kéo dài trong 1 đến 4 tuần. Ngoài biểu hiện ở da, người bệnh còn có thể bị đau nhức ở những vùng nổi mụt trong nhiều tháng hay nhiều năm.

Bệnh Giang Mai (syphilis): Bệnh do vi trùng gây nên, qua quan hệ tình dục. Bệnh trải qua 3 thời kì. Thời kì đầu kéo dài từ 3 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm vi trùng, thời kì thứ hai kéo dài từ 4 tới 8 tuần sau, và thời kì thứ ba từ 1 đến 30 năm sau đó. Thuốc kháng sinh có thể trị dứt bệnh trong hai thời kì đầu. Nếu bệnh đã sang thời kì thứ ba, thuốc kháng sinh không còn hiệu quả, và bệnh gây tổn hại đến các cơ quan như tim, não, tủy sống, mắt, và có thể gây tử vong.

Bệnh Ho Gà (whooping cough, pertussis): Bệnh do nhiễm vi trùng qua đường hô hấp. Hai tuần sau khi bị nhiễm, người bệnh bắt đầu chảy nước mũi, nhảy mũi, ho khan và có nóng sốt nhẹ. Một hoặc hai tuần sau, người bệnh có những cơn ho kéo dài, các cơn ho gây ói mữa và có khi gây chảy máu cam. Thời kì ho kéo dài 3 đến 4 tuần.

Bệnh Đa nang Buồng trứng (Polycystic Ovarian disease): xem bài

Bệnh Dây Thần kinh Ngoại biên (peripheral neuropathies): xem bài
Bệnh Giãn Tĩnh mạch ở chân (varicose vein): xem

Bệnh Hưng cảm (mania)

Bệnh Hưng-Trầm (manic-depressive disorder)

Bệnh Khí Thũng (emphysema): một trong hai chứng bệnh (cùng với bệnh Viêm Phế quản Dai dẵng) gây chứng Nghẽn Phế quản Dai dẵng (COPD). Bệnh Khí Thũng là do các khí nang bị giãn to, khiến cho thành vách của các nang bị dầy lên, không còn có khả năng đẩy không khí ra khỏi phổi lúc thở ra. Vì vậy, các nang không thể trao đổi không khí lúc thở vào, khiến cho người bệnh bị khó thở. Bệnh Khí Thũng thường bắt đầu sau tuổi 50, nhưng những tổn thương ở phổi đã có từ nhiều năm trước đó.

Bệnh Kinh Hoảng (panic disorder): Kinh hoảng là tình trạng lo lắng, sợ sệt dữ dội, xảy đến thình lình mặc dù không có vấn đề gì đe doạ.

Bệnh Lưỡng cực (bipolar disorder): bệnh tâm thần với 2 trạng thái luân chuyển trái ngược nhau: trạng thái buồn bả (trầm cảm) và trạng thái hứng khởi (hưng cảm), và ở giữa những khoảng thời gian có trạng thái bình thường.

Bệnh Mồng Gà (condylomata acuminata, venereal warts, anal warts, anogenital warts): Bệnh do siêu vi trùng human papillomavirus (HPV) gây nên khi quan hệ tình dục hay tiếp xúc mật thiết với người đã nhiễm. Bệnh xuất hiện 3 đến 12 tháng sau khi bị nhiễm. Bệnh gây những mụt nhỏ, đỏ, ngứa, chung quanh âm hộ, hậu môn, dương vật. Nhiều mụt có thể hợp lại trông giống như bông cải. Người bị bệnh Mồng Gà có nhiều nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư dương vật.

Bệnh nhiễm do quan hệ tình dục (sexually transmitted disease, STD)

Bệnh nhiễm sắc tố máu (hemochromatosis): bệnh do rối loại biến dưỡng chất sắc, khiến cho chất sắt tích tụ nhiều trong các mô, đặc biệt ở gan và tụy, biến đồi màu da, và gây nên xơ gan, tiểu đường, biến đổi ở các xương và khớp.

Bệnh Polio (poliomyelitis): bệnh nhiễm siêu vi trùng rất dể lây qua đường thở hay tiếp xúc với thức ăn, nước uống. Bệnh gây yếu và liệt bắp cơ và có thể gây khó thở.

Bệnh Quai bị (mumps): Bệnh Quai Bị do nhiễm siêu vi trùng truyền qua đường hô hấp, và trong đa số các trường hợp xảy ra ở trẻ con. Hai đến 3 tuần sau khi nhiễm vi trùng, người bệnh bắt đầu nóng sốt nặng, nhức đầu, và bị sưng tuyến nước bọt ở bên hàm (tuyến mang tai). Bệnh có thể gây viêm não hay viêm màng óc, viêm tụy tạng, viêm tinh hoàn ở trẻ trai và viêm buồng trứng ở trẻ gái. Bệnh thường kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần.

Bệnh Sắc-coi (sarcoidosis): bệnh do tế bào viêm tích tụ ở các mô trong cơ thể, thường nhất là ở phổi, hạch, mắt và da. Triệu chứng và biểu hiệu tùy cơ quan bị xâm nhập. Một số trường hợp không có triệu chứng gì. Đa số các trường hợp tự nhiên dứt, hoặc có thể được trị dứt. Chỉ 10% trở thành bệnh dai dẳng. Nguyên nhân gây bệnh không được xác định và không có cách phòng ngừa.

Bệnh Sởi (bệnh Thủy Đậu, chickenpox, varicella): Bệnh Sởi do siêu vi trùng gây nên (cùng loại siêu vi trùng gây bệnh herpes zoster). Hai đến ba tuần sau khi bị nhiễm, người bệnh nổi những vết nhỏ ở mặt và thân mình; những vết này sau đó biến thành mụn nước, vỡ và khô thành mài. Bệnh kéo dài trong vài ngày đến 1 tuần. Ở người lớn tuổi và trẻ thơ, bệnh có thề gây bệnh sưng phổi. Hai đến ba tuần sau khi bị nhiễm, người bệnh có thể bị viêm tuyến nước bọt ở hàm, và trong một số ít, bị viêm màng óc. Con trai có thể bị viêm tinh hoàn. Bệnh kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần.

Bệnh Sốt Thấp khớp (Rheumatic fever): bệnh này là những biến chứng viêm của một cuộc nhiễm vi trùng cổ họng do một loại vi trùng hình chuổi (streptococcus thuộc nhóm A). Hiện tượng viêm này ảnh hưởng đến các khớp xương, tim, da và hệ thần kinh. Nghiêm trọng nhất là việc suy yếu tim và hư van tim.

Bệnh Thoái hoá dạng Tinh bột (Amyloidosis)

Bệnh Trầm cảm (depression): những xáo trộn tâm tánh như cảm thấy chán đời, buồn rầu, bực bội, không màng đến công việc hằng ngày, kéo dài nhiều tuần đến nhiều năm.

Bệnh Uốn Ván (tetanus): Bệnh Uốn Ván do độc tố của một loại vi trùng gây nên. Hai tuần sau khi bị nhiễm do vi trùng xâm nhập qua một vết thương dơ bẩn, người bệnh bị co thắt các cơ hàm (cứng hàm), co thắt các cơ ở lưng, khiến người bệnh cong mình ra sau (thân mình trông giống cái đòn gánh nên bệnh còn được gọi là “Phong Đòn Gánh”), co thắt cơ thanh quản, gây khó thở, và bị co giật (động kinh). Bệnh kéo dài từ 4 đến 6 tuần và có thể gây tử vong.

Bệnh Viêm Phế quản Dai dẳng (chronic bronchitis): một trong hai chứng bệnh gây chứng Nghẽn Phế quảng Dai dẵng (COPD). Bệnh gây chứng ho kéo dài trong nhiều tháng và tái phát liên tiếp ít nhất mỗi năm một lần. Bệnh do hiện tượng viêm ở thành niêm mạc phế quản, khiến cho lòng phế quản bị theo hẹp lại và làm cho người bệnh bị khó thở. Bệnh có thể nặng dần, các cơn bệnh tái phát thường hơn, và chứng ho kéo dài ngày này qua ngày nọ. Bệnh này không thể trị dứt, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp bệnh trở nặng hơn.

Bệnh Viêm Loét Ruột già (ulcerative colitis): hiện tượng viêm ở nội mạc ruột già, gây lỡ loét từng chổ và có thể ảnh hưởng đến toàn thể ruột già, gây tiêu chảy, tiêu ra máu, và có thể khiến ruột già bị giãn phình và lủng lỗ.

Bệnh Xơ cứng Teo Cơ ở Cột bên (amyotrophic lateral sclerosis): bệnh do các tế bào thần kinh vận động ỏ tuỷ sống và trục não thoái hoá dần, khiến cho các bắp cơ không vận động được, kể cả các bắp cơ cần thiết cho việc hô hấp.

Bệnh Xơ Nang (cystic fibrosis): bệnh di truyền ở trẻ con, gồm những xáo trộn tiêu hoá do thiếu một số men của tuyến tụy tạng, khó thở do đờm ứ động trong các phế quản, thất thoát muối trong mồ hôi.

Bệnh Zoster (~ bệnh Dời ăn): Xem Bệnh Dời ăn

Biếng ăn Tâm thần (anorexia nervosa): tình trạng biếng ăn trầm trọng, đưa đến tình trạng gầy ốm.

Biểu hiệu (biểu hiện, A: sign): mọi hiện tượng khác thường do bệnh gây nên (như sưng phù, thay đổi màu da, v.v.) do bác sĩ nhận thấy khi khám bệnh.

Biểu hiệu trọng yếu (vital sign): những khám nghiệm căn bản, giản dị nhưng trọng yếu trong việc xác định tình trạng sức khoẻ, gồm có: huyết áp, nhiệt độ, chiều cao, cân lượng, mức độ đau nhức. Ở người đàn bà, kinh nguyệt cũng cần được xem là một trong những biểu hiệu trọng yếu.
Bướu độc (malignant tumor): bướu có những đặc tính của ung thư, như lớn nhanh, xâm nhập vào các mô xung quang, và chuyển di đến các hạch và các cơ quan khác như gan, phổi, xương, não.

Candida: mội loại nấm gây bệnh ở miệng, âm hộ, âm đạo, v.v.

Cấp tính (A: acute): chỉ những bệnh phát xuất thình lình, nặng ngay từ lúc ban đầu và không kéo dài lâu (ngược lại với “dai dẳng”).

Chảy máu cam (epistaxis): chảy máu từ mũi, do mạch máu ở vách mũi bị vỡ bể.

Chảy máu Tử cung do Xáo trộn Chức năng (dysfunctional uterine bleeding): chảy máu từ từ cung do xáo trộn của hệ kích thích tố.

Chụp hình ruột với thuốc cản quang barium (barium enema)

Chụp hình tử cung với chất cản quang (hysterosalpingography)

Chứng Căng thẳng Tâm Trí sau Chấn thương nặng (post-traumatic stress disorder): chứng lo âu phát hiện sau khi trải qua hay chứng kiến một biến cố đe dọa gây thương tích trầm trọng hay có thể gây tử vong (như khi bị cướp, bị đánh đập hay hiếp dâm, tai nạn xe cộ, thiên tai, chiến trận, v.v.).

Chứng Chuột Rút của nhà viết văn (writer’s cramp)

Chứng Run tự Bản chất (essential tremor)

Chửa trứng (hydatiform mole): thụ thai bất thường, không có phôi thai mà có những chùm nang trông như chùm nho.

Cơn Đau Tim (~ nhồi máu cơ tim; H: tâm cơ ngạnh tắc; P: crise cardiaque, infarctus; A: heart attack, myocardial infarction): Cơn Đau Tim (còn gọi là “nhồi máu cơ tim”) là một tình trạng khẩn cấp, do một trong những nhánh của động mạch nuôi cơ tim (gọi là mạch vành) bị tắc nghẽn, khiến cho một phần của tim bị thiếu máu và bị hư tổn. Triệu chứng thông thường nhất là đau thình lình ở giữa ngực; người bệnh có cảm giác như một gọng kìm siết chặt lồng ngực. Chú thích: chúng tôi dùng cụm từ Cơn Đau Tim để dịch heart attack của người Anh-Mĩ, vì nó ngắn gọn, dễ hiểu, và cho biết tính cách đột ngột, ngắn hạn, và vì cảm giác đau ở ngực là triệu chứng thường xảy ra ở bệnh này.

Cổ tay (wrist):

Cột sống (spine)

Cùi chỏ (elbow)

Cúm (influenza, flu): Bệnh cúm do một loại siêu vi trùng gây nên. Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp (khi ho hay nhảy mũi). Một đến 4 ngày sau khi bị nhiễm siêu vi trùng cúm, bệnh phát hiện và kéo dài trong vòng 7 đến 10 ngày. Phụ nữ mang thai trong mùa cúm (mùa lạnh) nên tiêm thuốc chủng ngừa. Bệnh Cúm thường nặng hơn bệnh Cảm (common cold) và có thể gây biến chứng nặng ở người mang thai, như sưng phổi. Thuốc chủng ngừa bệnh Cúm có 2 loại: loại chích và loại xịt vào mũi. Người mang thai không nên dùng thuốc chủng xịt vào mũi.

Cường giáp (hyperthyroidism): tình trạng tuyến giáp tiết quá nhiều kích thích tố.

Dai dẳng (~ kinh niên, ~mãn tính; H: mạn tính; A: chronic): chỉ những bệnh kéo dài trong nhiều tháng hay nhiều năm, như bệnh Đái tháo đường.

Đái tháo đường (Tiểu Đường, diabetes mellitus): bệnh do xáo trộn biến dưỡng chất đường, khiến lượng đường máu tăng lên trên mức bình thường.

Đái tháo nhạt (diabetes insipidus)

Dây thần kinh (nerve)

Đau nhức (pain): một triệu chứng cho biết có tổn thương hay gia tăng áp suất ở một phần nào đó của cơ thể, và báo hiệu một bệnh trạng.

Đầu gối (knee)

Đau nhói tim (angina): cơn đau ngực xảy đến thình lình khiến người bệnh có cảm giác nghẹt thở và như là sắp chết, do cơ tim không nhận đủ lượng máu nuôi dưỡng, thường sau khi vận động nhiều hay cảm xúc mạnh.

Điện cơ kí (electromyography, EMG)

Đường thở (airways): chỉ tất cả những đường di chuyển không khí từ bên ngoài vào phổi, gồm hốc mũi, cổ họng, thanh quản, khí quản, phế quản, nhánh phế quản và phế nang.

Dây chằng (ligament): cấu trúc bằng chất xơ giăng giữa các xương hay sụn, giúp cho các khớp được chắc chắn.

Dị ứng (allergy): phản ứng khác thường do nhạy cảm của cơ thể đối với thuốc, thức ăn uống, hay một ngoại vật (như phấn hoa, xà-bông), gây những triệu chứng như ngứa, hay những hiện tượng như nổi mề đai, nổi ban đỏ, v.v. và cũng có thể gây những biến đổi nguy hiểm như sụt áp huyết, khó thở, v.v. Một hình dạng nặng của dị ứng là phản vệ, có thể gây mạng vong.

Diếu tố (~men; A: enzyme): xem Men.

Đong máu trong tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis): Tình trạng máu trong các tĩnh mạch ở sâu phía trong chân đong lai thành cục. Những cục máu này có thể tách rời ra và theo dòng máu lưu chuyển đến tim và phổi, gây một số biến chứng nguy hiểm.

Estradial: kích thích tố thiên nhiên mạnh nhất trong các estrogen.

Estrogen: từ chung chỉ các kích thích tố do buồng trứng, tuyến thượng thận, tinh hoàn và nhau. Ở người đàn bà, estrogen có vai trò trong việc phát triển các đặc tính phụ nữ ở tuổi dậy thì và trong chu kì kinh nguyệt, chuẩn bị cho việc thụ thai và nuôi dưỡng phôi thai trong giai đoạn đầu của thai kì.

Follicle-Stimulating Hormone (FSH): một trong những kích thích tố của tuyến Yên, tác động trên buồng trứng trong việc chuẩn bị cho trứng trưởng thành và trứng rụng.

Gan (liver): cơ quan ở phiá bên phải hốc bụng, có nhiều chức năng, như lọc máu, tiết mật, tiết chất bilirubin và nhiều chất cấu tạo ở các bộ phận khác, biến dưỡng thuốc, biến dưỡng và tích trử đường. Gan cần thiết cho sự sống

Gân (tendon): một cấu trúc của bắp cơ, làm bằng chất xơ, có hình dáng như một sợi dây thừng và bám vào xương.

Giải cảm ứng (desensitization): Phương pháp tập cho cơ thể quen dần với một chất gây dị ứng, bằng cách tiêm vào dưới da chất gây dị ứng đó ở nồng độ rất thấp, rồi từ từ tăng lên. Một khi cơ thể đã quen với chất đó rồi thì không còn dị ứng với chất đó nữa.

Gút (H: thống phong; P: goutte; A: gout): bệnh viêm khớp ở các khớp xương tay và chân, thường ở ngón cái, khiến khớp bị sưng đỏ và đau nhức dữ dội, và hay tái phát. Đặc điểm của bệnh gút là lượng uric acid trong máu tăng cao và muối urate tích tụ ở các khớp. Chú thích: Người Pháp gọi bệnh này là goutte, người Anh-Mĩ gọi là gout. Hai từ goutte và gout đều phát xuất từ chữ La-tinh gutta, có nghĩa là giọt [như: giọt nước], vì ngày xưa, người ta cho bệnh này do những giọt dịch đã hư hoại trong cơ thể gây nên. Chúng tôi dịch bệnh này là “gút” theo như một số từ điển y khoa khác, thay vì dùng từ “thống phong” của người Trung hoa, để hợp với nguồn gốc tên bệnh từ chữ La-tinh. Chúng tôi không dịch là “giọt”, vì mặc dù “giọt” dịch đúng chữ gutta, nhưng lại tiếp tục sự hiểu sai lầm về nguyên nhân gây bệnh.

Hang (antrum): chỉ mọi cấu trúc giống như cái hốc hay một chổ rỗng. Hang dạ dày (gastric antrum) chỉ khúc dạ dày tiếp nối với tá tràng, còn goị là môn vị (pylorus).

Hoại tử (necrosis): tình trạng các tế bào ở một cơ quan chết đi.

Hệ thống Lim (lymphatic system): các mạch và mô Lim. Lim (lymph) là một chất lỏng, trông suốt, màu vàng nhạt, có chứa lim bào (bạch huyết, lymphocyte), có khi màu hồng nhạt nếu có thêm hồng huyết cầu, và có vẽ óng ánh vì có những mãnh mỡ. Dịch Lim xuất phát từ các mô của các cơ quan và trở về máu qua các mạch Lim.

HIV (Human immunodeficiency virus): HIV là một loại siêu vi trùng lây nhiễm do quan hệ tình dục hoặc dùng kim chích hay bị dính máu, tinh dịch của người đã bị nhiễm. HIV làm suy giảm sức đề kháng của người bị nhiễm. Năm đến hai mươi năm sau khi bị nhiễm, khi sức đề kháng đã suy nhược, người bệnh bị mắc những bệnh nhiễm trùng hay bệnh ung thư mà người không bị nhiễm HIV thường không bị. Bệnh trạng trong thời kì cuối cùng này được gọi là AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) vả đi đến tử vong. Một số thuốc hiện nay có thể giúp làm giảm số siêu vi trùng trong máu và gia tăng số huyết cầu cần thiết cho sự đề kháng của cơ thể, nhưng không có thuốc nào trị dứt bệnh.

Hội chứng/Bệnh Buồng Trứng Đa Nang (polycystic ovarien syndrome/disease): Buồng Trứng Đa Nang là tình trạng hai buồng trứng chứa nhiều nang bất thường (nang là những túi tròng, có thành mỏng, đựng một chất lỏng). (xem bài)

Hội chứng Chân không yên (Restless Leg Syndrome)

Hội chứng Hư thận (neprotic syndrome)

Huyết áp (blood pressure): áp suất trên thành động mạch, tùy thuộc vào sức bóp của tim, độ đàn hồi của thành các động mạch, thể tích và độ nhớt (viscosity) của máu. Áp suất được ghi bằng hai con số: số đầu là áp suất khi tim co bóp (còn gọi là áp suất tâm thu); số sau là áp xuất khi tim giãn ra (còn gọi là áp suất tâm trương). Thí dụ: Huyết áp 110 mm / 70 mm (hoặc 11 cm / 7 cm).
Kinh nguyệt (menses, menstruation): hiện tượng chảy máu bình thường mỗi tháng một lần ở tử cung, do ảnh hưởng của các kích thích tố, khi người đàn bà không thụ thai.

Khám cơ thể (physical examination): Phương pháp khám trực tiếp cơ thể người bệnh bằng cách dùng mắt để quan sát, dùng khứu giác để hửi, dùng thính giác để nghe, và dùng 2 bàn tay để sờ, nắn, gõ, bóp, v.v.

Khám trực tiếp (~khám lâm sàng, khám bên giường; A: clinical examination): tận tay khám người bệnh, bằng cách dùng mắt để quan sát, dùng khướu giác để hửi, dùng thính giác để nghe, và dùng 2 bàn tay để sờ, nắn, gõ, bóp, v.v., tức không dùng những máy như X-quang, CT, MR, hay những xét nghiệm cần đến dụng cụ của phòng thí nghiệm.

Khám trực tràng bằng ngón tay (rectal exam): phương pháp khám cơ thể trực tiếp bằng cách dùng ngón tay trỏ đưa vào hậu môn để sờ lòng trực tràng và những cơ quan xung quanh, như tuyến tiền liệt ở đàn ông, và tử cung ở đàn bà.

Kháng nguyên (A: antigen): những thứ gì khi xâm nhập vào cơ thể khiến cho cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại.

Kháng thể (A: antibody): Những phân tử do cơ thể sản xuất để chống lại kháng nguyên ở trên những vi sinh vật (như vi trùng, siêu vi trùng) xâm nhập vào cơ thể.

Khí quản (trachea): cơ quan hình ống nối thanh quản đến hai lá phổi, chia thành hai phế quản, mỗi phế quản đi vào một cái phổi.

Khử rung tim (A: defibrillation): phương pháp dùng một luồng điện mạnh xuyên qua lồng ngực để làm tim ngưng rung và giúp tim đập bình thường trở lại.

Kích thích tố (hormone): chất hóa học do một cơ quan hay một nhóm tế bào của một cơ quan bài tiết ra vào trong máu để tác động và điều hòa chức năng của một cơ quan khác. Thí dụ: Kích thích tố nữ estrogen và progesterone, có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt.

Lạc Nội mạc Tử cung (endometriosis):

Leukotriene: những chất có tác dụng điều hoà hiện tượng dị ứng hay viêm.

Lở loét (ulcer): chổ hỏm/lõm ở một cơ quan (thí dụ: mặt trong của dạ dày), do lớp tể bào bị hư hại tróc ra.

Lọc huyết tương (plasmapheresis): phương pháp lọc máu bằng cách tách rời huyết cầu ra khỏi huyết tương để loại trừ những chất độc ra khỏi máu, rồi truyền huyết cầu trở lại cho người bệnh.

Lupus Ban đỏ Toàn thân (systemic lupus erythematosus)

Luteinizing Hormone (LH): một trong những kích thích tố của tuyến Yên, tác động trên buồng trứng cùng với FSH để gây trứng rụng và bài tiết kích thích tố estrogen.
Mạch vành (coronary artery): hệ thống động mạch nuôi cơ tim. Khi một nhánh của động mạch vành bị tắc nghẽn thì một phần cơ tim bị hư hoại, gây nên Cơn Đau Tim.

Màng BaoTim (pericardium): màng mỏng bao xung quanh tim, có hai lớp.

Màng gân (fascia): màng làm bằng mô sợi ở lớp dưới da, hay bao quanh các bắp cơ và một số cơ quan.

Màng phổi (pleura): màng mỏng có 2 lớp, bao chung quanh hai cái phổi, lớp trong ở sát phổi, lớp ngoài lót bên trong lòng ngực.

Màng dịch nhờn (synovial fluid): màng làm thành một cái túi và tiết ra trong túi một chất lỏng nhờn, và là một thành phần trong cấu trúc của các khớp, các túi đệm (bursa) và các gân bắp cơ.

Mắt cá (ankle)

Mất ngủ (insomnia): xem bài

Máu đóng cục trong tĩnh mạch sâu ở chân (deep vein thrombosis)

Mề đai (urticaria, hives): phản ứng ở mạch máu dưới da, gây nên những vết nổi màu đỏ hay trắng ở da, thường gây ngứa. Một số thực phẩm như tôm cua, thuốc men như penicillin, nhiễm trùng, căng thẳng tâm trí, v.v. có thể là nguyên nhân gây chứng nổi mề đai.


Men (~ diếu tố; H: môi; A: enzyme): những chất do tế bào của một số cơ quan tiết ra để giúp các phản ứng hoá học trong cơ thể (thí dụ: men gan, men tụy tạng, v.v.).

Miễn nhiểm (A: immune): cơ chế bình thường của cơ thể tạo ra kháng thể hay lymp bào để chống lại những kháng nguyên.

Môn vị (pylorus): khúc dạ day nối tiếp với tá tràng (duodenum) tức phần đầu của ruột non, còn gọi là hang môn vị (pyloric antrum).

Nang buồng trứng (ovarian cyst): xem

Ngộ độc botulin (botulism): ngộ độc do ăn nhằm thực phẩm bị nhiễm loại vi trùng tạo ra độc tố botulin.

Nhánh phế quản (brochiole): những ống nhỏ ở trong phổi, chia thành nhánh, xuất phát từ hai phế quản, và tận cùng bằng những phế nang.

Nhiễm trùng máu (septicemia): tình trạng nhiễm trùng lan rộng với sự xâm nhập vi trùng vào trong dòng máu.

Nong cổ tử cung và nạo tử cung (dilatation and curettage, D&C)

Nội mạc tử cung (endometrium)

Nội soi (endoscopy): khám xét bên trong một bộ phận (như bên trong hốc bụng) bằng các ống.

Nội tiết (endocrine): chỉ việc bài tiết kích thích tố của một cơ quan trong vào trong máu (hay hệ thống lim) để tác động trên một cơ quan khác.
Nứt hậu môn (anal fissure)

pH: kí hiệu cho biết nồng độ Hydrogen (H) trong một dung dịch. Dung dịch có pH = 7 là trung hoà. pH của dịch âm đạo bình thường vào khoảng 4.5.

Phản vệ (A: anaphylaxis): Hiện tượng dị ứng trầm trọng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong toàn cơ thể và có thể gây mạng vong. Phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn nhiễm bị cảm ứng với những chất gây dị ứng như thực phẩm, thuốc men và nộc độc của các loài côn trùng. Khi cơ thể tiếp xúc một lần nữa với chất gây dị ứng này, hệ thống miễn nhiễm phản ứng quá mạnh, khiến cơ thể bài tiết những chất như histamine, làm cho các cơ ở ruột co thắt, đường hô hấp thắt nghẽn, huyết áp sụt xuống, đưa đến tình trạng “xóc”.

Phế nang (alveoli): những túi nhỏ ở cuối các nhánh phế quản, nơi khí O2 trong không khí thấm nhập vào dòng máu và khí CO2 trong máu được bài thải ra ngoài.

Phế quản (bronchus): ống ở trong phổi, xuất phát từ khí quản, và chia thành nhiều nhánh (nhánh phế quản) để đưa không khí vào phổi.

Phần Hạ Phòng (hypothalamus): phần phía dưới của não bộ có nhiệm vụ điều hợp các chức năng nội tiết tố, cân bằng chất nước, nhiệt độ, giấc ngủ, ăn uống, và những đặc tính phụ của giới tính.

Phù (edema): gia tăng thể tích ở một cơ quan hay một mô vì ứ động dịch giữa các tế bào.

Phù Lim (Lymphedema): phù ở tay chân, do ứ động chất Lim (lymph) vì các mạch Lim (lymphatic vessel) bị tắc nghẽn.

Pô líp (~thịt lồi, polyp): cục thịt bất thường mộc lồi ra từ màng nhầy của một cơ quan, như hốc mũi, ruột.

Progesterone: một loại kích thích tố do buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau bài tiết, có vai trò chuẩn bị tử cung cho việc thụ thai và phá triển của phôi thai.

Progestin: từ dùng để chỉ các thuốc nhân tạo có tác dụng như kích thích tố protesterone thiên nhiên.

Prolactin: một trong những kích thích tố của tuyến Yên, có vai trò kích thích việc cấu tạo sữa ở tuyến vú sau khi sanh. Lượng prolactin gia tăng bất thường trong những trường hợp u tuyến Yên.

Rối loại Ám ảnh-Bức thúc (obsessive-compulsive disorder): Rối loạn Ám ảnh-Bức thúc là một bệnh tâm thần khiến cho người bệnh bị những tư tưởng, thúc dục hay hình ảnh xâm nhập tâm trí, hoặc làm đi làm lại những việc như đi rửa tay, đi tắt đèn, hay lập đi lập lại trong đầu những từ ngữ, những con số, nhằm mục tiêu giải toả những ám ảnh làm cho họ bực mình, khó chịu, nhưng chính người bệnh cũng nhận thấy là những việc làm đó quá đáng, không thích nghi với những sự kiện thực tế.

Rubella (German measles): Rubella là một bệnh do một loại siêu vi trùng gây nên. Hai đến ba tuần sau khi bị nhiễm, người bệnh nổi hạch ở sau vành tai, ở phiá sau cổ, và một số nơi khác. Sau đó, người bệnh nổi ban đỏ; ban đỏ bắt đầu nổi ở mặt, sau đó nổi ở thân mình và cánh tay, chân, trong khoảng 3-4 ngày rồi lặn mất. Một số bệnh nhân bị đau nhức khớp xương. Nếu bị nhiễm bệnh trong vòng 3 tháng đầu của thai kì, thai nhi bị khuyết tật ở tim, mắt, nảo, xương và tai. Người Anh phân biệt Rubella với bệnh Rubeola (bệnh sởi, measles). Người Pháp và người Tây Ban Nha gọi lẫn lộn Rubella và Rubeola.

Sinh thiết (biopsy): Phương pháp xét nghiệm bằng cách cắt một miếng nhỏ của một cơ quan để khám nghiệm và chẩn đoán chính xác căn bệnh.

Soi lỗ khí quản (A: tracheostomy): phẫu thuật khoét một lỗ phần phía trước của khí quản ở vùng cổ để không khí có thể vào phổi, trong những trường hợp cổ họng bị tắc nghẽn.

Sơ kinh (menarche): thời kì mới bắt đầu có kinh nguyệt (mãn kinh hay tuyệt kinh là thời kì không còn kinh nguyệt).

Sưng (swelling): gia tăng thể tích ở một cơ quan hay một mô.

Suy thận (renal failure)

Suy Tim Sung Huyết (congestive heart failure): xem bài

Tá tràng (duodenum): khúc đầu của ruột non, tiếp nối dạ dày với phần còn lại của ruột non (gọi như thế vì khúc ruột này dài khoảng 12 bề ngang của một ngón tay (H: thận nhị chỉ tràng).

Táo bón (constipation): Táo bón là tình trạng đi cầu (đại tiện) ít hơn 3 lần mỗi tuần, khó đi và phân cứng, thường kèm theo chứng bụng trướng vì có nhiều hơi.

Trong các trường hợp táo bón, các nhu động của ruột giảm thiểu, khiến cho chất nước trong các thức ăn được hấp thụ nhiều hơn va phân trở nên cứng và khó ra ngoài.

Tăng sản nội mạc tử cung (endometrial hyperplasia)

Tâm lí trị pháp (psychotherapy): phương pháp trị liệu bằng cách tác động trên tâm thần thay vì trên cơ thể, như gợi ý, thuyết phục, cải tạo tư tưởng, gây hay tái lập tự tin, nâng đở tinh thần, giải toả những đè nén (abreaction), thôi miên (hypnosis), phân tâm học (psychanalysis).

Tật động-tĩnh mạch (arteriovenous malformation)

Tật mạch máu (vascular malformation)

Tật phình động mạch (aneuvrysm)

Tdap: Thuốc chủng ngừa 3 bệnh Uốn Ván (Tetanus), Bạch Hầu và Ho Gà thường được hổn hợp và tiêm chung với tên Tdap (chữ tắt của Tetanus, Diphteria và Pertussis).

Tê rần (tingling): cảm giác như có kiến bò hay bị kim châm, thường do dây thần kinh bị chấn động.

Tên đặc hiệu (brand name): các thuốc có hai tên: 1. tên riêng (thí dụ: Motrin, Tylenol) do các hãng bào chế đặt. 2. tên gốc (generic name) là tên được mọi hãng bào chế dùng để chỉ dược liệu dùng trong thuốc (thí dụ: ibuprofen là tên gốc của Motrin, acetaminophen là tên gốc của Tylenol)

Tên gốc (generic name): xem Tên đặc hiệu.

Thắt Lưng (lumbar)

Thịt lồi ở Nội mạc Tử cung (endometrial polyps)

Thiểu giáp (hypothyroidism): tình trạng tuyến giáp không tiết dủ kich thích tố.

Thiếu máu (A: anemia): tình trạng số hồng huyết cầu trong máu giảm xuống thấp hơn số lượng bình thường.

Thiếu máu ác tính (percicious anemia): tình trạng số hồng huyết cầu thấp hơn mức bình thường vì thiếu vitamin B12.

Thiếu máu vì giảm cấu tạo tế bào máu trong tủy xương (aplastic anemia): tình trạng tủy xương không thể sản xuất đủ các tế bào máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể vì những tế bào gốc cần thiết cho việc sản xuất bị hư hại.

Thiếu máu vì thiếu sản xuất tế bào máu (aplastic anemia): tình trạng số hồng huyết cầu trong máu thấp hơn mức bình thường, vì tủy xương không sản xuất đủ số hồng huyết cầu (và bạch huyết cầu cùng phiến cầu) cần thiết.

Thiếu tiếp dưỡng máu ở Ruột già (bowel ischemia)

Thiểu kinh (oligomenorrhea): tình trạng chu kì kinh nguyệt dài hơn 35 ngày, hoặc lượng máu kinh nguyệt ít hơn bình thường.

Thở rít (A: wheezing): âm thanh phát ra khi thở trong những trường hợp phế quản bị teo hẹp, như trong bệnh suyễn hay những bệnh gây Nghẽn Phế quản Dai dẳng (A: COPD).

Thoái hoá dạng tinh bột (amyloidosis)

Thoái hoá xương khớp (osteoarthrosis)

Thông động mạch (angioplasty): nong động mạch để giúp gia tăng lưu lượng máu

Thuốc chống viêm không có chất steroid (non-steroidal anti-inflammatory drug, NSAID)

Thử nghiệm sức vận động của tim (stress test)

Thuốc hít để làm giãn nở phế quản (brochodilator inhaler): thuốc xịt vào họng hay để bay hơi để bệnh nhân hít vào phổi, làm giãn nở các nhánh phế quản, trong những trường hợp phế quản bị co thắt như trong những chứng Viêm do tắt nghẽn phế quản dai dẳng (COPD) và bệnh Suyễn.

Thuốc lợi tiểu (diuretic): thuốc dùng để giúp thận gia tăng bài tiết nước tiểu.

Thử nghiệm mùi hôi (Wiff test): Thử nghiệm này thực hiện bằng cách cho vào dịch âm đạo vài giọt dung dịch Potassisum. Thử nghiệm này gây mùi tanh cá trong trường hợp nhiễm vi trùng.

Thyrotropin (Thyroid-Stimulating Hormone, TSH: một trong những kích thích tố của tuyến yên, có vai trò kích thích tuyến Giáp.

Thyroxine: một kích thích tố của tuyến Giáp, có vai trò gia tăng sự biến dưỡng của các tế bào.

Tiết sữa bất thường (galactorrhea): hiện tượng tiết sữa bất thường ở đầu vú trong thời kì không có cho con bú.

Tình trạng Tuyệt kinh (mãn kinh, menopause): tình trạng dứt kinh nguyệt ở người đàn bà, thường vào tuổi 48-50.

Trichonomas: một loại ký sinh trùng (thường gọi là “trùng roi” vì có cái đuôi trông như cái roi)

Triệu chứng (symptom): mọi cảm giác khác thường, do bệnh gây nên (như nhức đầu, buồn nôn, tê, rần, v.v.) mà người bệnh cảm nhận.

Túi đệm (bursa): túi đựng một chất lỏng nhờn, ở giữa hai cơ cấu (như xương và gân) để giữ nhiệm vụ một miếng đệm và làm giảm sự cọ sát giữa hai cơ cấu đó.
Tự miễn nhiễm (A: auto immune): tình trạng bất thường khi cơ chế miễn nhiễm trong cơ thể lại tạo ra những kháng thể chống lại chính những tế bào của cơ thể.

Túi mật (gallbladder): cơ quan dự trử mật ở phiá dưới và sau lá gan.

Túi thừa ở Ruột già (diverticulosis)

Tuyến (gland): tế bào, nhóm tế bào hay cơ quan (như tuyến giáp) bài tiết ra những chất có tác dụng trên một số chức năng khác nhau của cơ thể.

Tuyến Giáp (H: giáp trạng tuyến; A: thyroid gland): tuyến hình giáp ở phiá trước cổ, tiết các kích thích tố có nhiệm vụ điều hoà sự biến dưỡng, tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Tuyến Mang Tai (parotid): tuyến nước bọt ở bên hàm.

U xơ Tử cung (uterine fibroid tumor)

Viêm Gan A (hepatitis A): Bệnh do một loại siêu vi trùng, khiến cho gan bị viêm và gây xáo trộn chức năng gan. Đa số các trường hợp bệnh này bị lây qua đường miệng (từ các thức ăn uống có siêu vi trùng Viêm Gan A) nhưng cũng có thể do tiếp xúc mật thiết với người đã nhiễm bệnh. Phần lớn những người bị nhiễm Viêm Gan A sẽ khỏi hẳn và không bị dư chứng gì.

Viêm Gan B (hepatitis B): xem bài “Viêm Gan”.

MMR: Thuốc chủng ngừa 3 bệnh Rubella (German measles), Sởi (chickenpox) và Quai bị (mumps) thường hổn hợp và được tiêm chung với nhau với tên MMR (chữ tắt của Measles, Mumps, Rubella).

Viêm Nghẽn Thanh quan (croup): tình trạng việc hô hấp bị trở ngại do viêm và eo hẹp đường thở gây nên, thường do nhiễm trùng đường hô hấp, như bệnh cảm, cúm ở trẻ con dưới 5 tuổi.

Xóc (H: xúc kích, A: shock): Tình trạng cơ thể suy yếu trầm trọng sau khi bị chấn thương nặng, mất nhiều máu, phỏng nặng hay phản vệ, gồm các biểu hiện như da tái mét, mạch yếu và nhanh, sụt huyết áp. Chú thích: Chúng tôi dùng từ xóc (như trong xóc hong, xóc óc) vì có có âm thanh tương tợ với từ shock, và trong tiếng Việt, nó cũng có nghĩa là gây một chấn động mạnh.
Viêm Vùng Chậu (pelvic inflammatory disease): Bệnh viêm và nhiễm trùng ở những cơ quan trong hốc chậu, như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và những cấu trúc lân cận.

Vô kinh (amenorrhea): Tình trạng bất thường không có kinh nguyệt ở người đàn bà trong lứa tuổi có thể có con.

Vô kinh từ đầu (primary amenorrhea): tình trạng không có kinh nguyệt từ tuổi dậy thì.

Vô kinh thứ phát (secondary amenorrhea): tình trạng mất kinh sau một thời gian có kinh.

X-quang (X-rays): tia điện-tử có thể xuyên qua hầu hết mọi vật, dùng để chụp hình những bộ phận bên trong cơ thể, cũng dùng để chữa một số bệnh.....
[/color]
Về Đầu Trang Go down
https://fcbigbang.forumvi.net
 
<<.:..::...:::....TỰ VỰNG Y KHOA....:::...::..:.>>
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chương XXXVIII: Vụng về!
» Chương XXIV: Cô bé vụng về!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Trung Tâm Diễn Đàn :: Kiến Thức-
Chuyển đến